[tintuc]
Gừng là loại cây rất phổ biến và là gia vị không thể thiếu cho mỗi bữa ăn của người Việt. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng trong Đông y, phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm, giúp phòng chống ung thư... Kỹ thuật trồng gừng thật ra không dễ, vì gừng cũng có những yêu cầu riêng. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về yêu cầu và kỹ thuật trồng gừng cho năng suất cao, chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây, kính mời quý bà con quan tâm theo dõi!
1. Chọn giống gừng
Để đạt được năng suất và chất lượng cao, bà con cần chú ý từ chọn giống, chăm sóc đến khi thu hoạch.
Bà con cần chọn giống già, bóng, tô, không sâu bệnh, không nhăn nhúm và không khô héo. Để gừng phát triển đều, cần phải ủ giống để nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định đến năng suất của gừng.
Gừng giống cần được để nơi thoáng mát 1 tuần rồi bà con tiến hành dùng tay bẻ hom, không nên dùng dao vì mầm bệnh có thể sẽ lây sang củ khác. Hom giống gừng phải to, nguyên vẹn (40 – 60g) mới có thể nuôi cây con khỏe mạnh, và trên mỗi nhánh cần có ít nhất một mắt mầm.
Bà con ngâm hom khoảng 20 phút vào dung dịch thuốc trừ nấm để trừ dịch bệnh rồi vớt ra, để nơi khô thoáng khoảng 1 tuần, sau đó ủ giống. Gom gừng thành đống cao không quá 8 tấc, phủ lên trên một lớp rơm rồi tưới đủ ẩm. Sau khoảng nửa tháng thấy u mầm thì đem trồng.
2. Chọn đất trồng gừng:
Gừng là cây rất kén đất, khó phát triển trên vùng đất nhiễm phèn, đất sét nặng. Đối với đất cát, tuy có ưu điểm là rút nước nhanh, tơi xốp, nhưng khi nhiệt độ cao, nhiệt độ trong đất nóng lên rất nhanh và rất dễ gây tổn thương cho gừng, tạo điều kiện nấm bệnh tấn công dễ dàng. Vì vậy, bà con nên chọn đất sét pha, đất thịt để trồng gừng.
3. Cách làm đất:
Đây là một khâu rất quan trọng khi trồng gừng. Đất trồng gừng nên trồng xen với các cây trồng khác hoặc luân canh, chứ không nên là đất thâm canh. Trước khi trồng nên gom và loại bỏ những cây bị bệnh của vụ trước, đất trồng cần cày xới, phơi khô, lên luống và bón lót vôi bột. Có thể rải thêm chất kích kháng và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, hoặc tro trấu.
Ngoài ra, bà con cần phun xịt thuốc vi sinh Trichoderma lên mặt đất theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, cày ải đảo lại đất lần hai và tiến hành lên liếp. Chú ý: nên đặt gừng giống trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh vì vi khuẩn gây ra bệnh thối củ có khuynh hướng di chuyển xuống dưới liếp trồng, nhất là tập trung tại các rãnh.
Do gừng nảy chồi ngang, bà con đặt củ xuôi theo hàng để chồi phát triển về bên hàng. Trong quá trình trồng và chăm sóc, không nên để gừng thiếu nước, gừng sẽ chậm lớn. Gừng là loại cây háo nước nhưng lại không chịu được úng, khi bị úng gừng dễ bị thối củ. Vì thế liếp cần phải thoát nước tốt trong mùa mưa.
Để đạt hiệu quả cao trong việc xới đất, lên luống và làm cỏ, bà con nên sử dụng Máy xới đất 3A1401 do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp:
![]() |
Máy xới đất 3A1401 |
4. Cách bón phân:
Gừng là cây có thời gian sinh trưởng khá dài (khoảng 6 - 8 tháng). Do vậy, bà con thường trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác như ngô hoặc đậu xanh. Ở giai đoạn đầu, bà con chỉ bón phân cho các cây trồng xen chứ không bón phân cho gừng.
Cách bón phân, liều lượng và thành phần của phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh hại của gừng sau này. Thường thì khi thu hoạch các cây trồng xen thì bà con mới tiến hành bón phân cho cây gừng, giai đoạn này cây gừng đã được 90 ngày tuổi. Bà con có thể chia làm 5 đợt bón phân, mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày. Bà con sử dụng phân NPK 20-20-15, với liều lượng 10kg/ha. Đồng thời bà con có thể bón thêm phân hữu cơ.
Nếu chọn gừng để làm giống cho vụ sau thì ngừng bón phân khi gừng được 6 tháng tuổi. Không lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, sẽ khiến gừng dễ bị bệnh. Có thể tăng liều lượng phân hữu có vi sinh, bón càng nhiều càng tốt, vì không có hại cho gừng.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu đục thân
+ Thường xuất hiện khi đầu mùa mưa, sâu sẽ đục vào bên trong ăn phần non, làm giảm năng suất gừng.
+ Cách phòng trị: Bà con sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn: Regent, Basudin…
+ Chú ý: Khi thấy xuất hiện bướm sâu đục thân thì cần phun thuốc diệt ngay, khó phòng trịnếu chậm trễ.
- Bệnh cháy lá:
+ Là bệnh do nấm Fusarium gây ra, thường xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp, hoặc có những vết cháy hình bầu dục hoặc hình tròn trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm sẽ tấn công vào nách lá, xuống củ dẫn đến chết cả cây.
+ Phòng trị: Bà con sử dụng các loại thuốc: Bavistin, Carbenzim,... để phòng trị cho gừng.
- Bệnh thối củ:
+ Là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Ervina, đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn. Cây đang xanh tốt, bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài ngày sau toàn bộ cây bị vàng, nhổ lên thì thấy đỉnh sinh trưởng có nhựa đục.
+ Phòng trị: Phương pháp phòng bệnh là quan trọng và hiệu quả nhất. Khi quan sát khi thấy lá gừng có triệu chứng xoắn, thì tiến hành phun các loại thuốc như: Rampart, Cuproxat, Trichoderma, Validacin,… để ngừa bệnh. Khi xử lý thuốc Trichoderma để phòng bệnh cho cây thì nấm cùng tên cần một thời gian thích hợp với môi trường đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì mới có tác dụng với bệnh hại.
Trên đây là một vài kỹ thuật trồng gừng đạt năng suất cao, cảm ơn quý bà con đã quan tâm theo dõi và kính chúc quý bà con thành công. Hãy tiếp tục đồng hành cùng 3A để tìm cho mình những sản phẩm thuộc dòng máy làm đất và những sản phẩm tiện dụng cho nông nghiệp khác!
Cảm ơn quý bà con và quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi!
[/tintuc]